“Chữa trị” người LGBTIQ không dừng lại ở các can thiệp y tế


Các hành vi “chữa trị” người LGBTIQ vẫn đang xảy ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, cũng như tại Việt Nam. Ngoài các can thiệp y tế như liệu pháp thay thế hormone hay trị liệu bằng steroid, các can thiệp tâm lý cũng là một cách phổ biến nhằm cố gắng thay đổi xu hướng tính dục, bản dạng giới và thế hiện giới tự nhiên của người LGBTIQ (1). Không chỉ là các trị liệu tâm lý và hành vi, “chữa trị” người LGBTIQ còn đơn giản là việc khuyến khích hay ép buộc nam giới (dù có hay không đồng tính) phải “thể hiện nam tính”, yêu cầu người đồng tính nữ đảm nhiệm những vai trò “nữ tính” trong gia đình, hay đưa con trai tới các lớp giáo dục giới tính để tránh con “lệch lạc giới tính” sau này.

(1) https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Issues/SexualOrientation/ConversionTherapyReport.pdf

Xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới của người LGBTIQ không phải là bệnh. Điều này đã được sự đồng thuận từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các Hiệp hội ngành nghề tâm lý và tâm thần trên thế giới. Đồng tính và chuyển giới đã được loại bỏ khỏi Chương “Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi”, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) của WHO lần lượt từ năm 1990 và 2019 (2).

(2) World Health Organization. International Classification of Diseases (ICD), 11th Revision. (2018). Retrieved from https://icd.who.int

Tại Việt Nam, một nghiên cứu của viện iSEE cho thấy cứ 5 người LGBT thì có 1 người từng bị ép đi bác sĩ để được đề nghị thay đổi xu hướng tính dục, bản dạng giới (3). Ngay trong khuôn khổ gia đình, người LGBTIQ phải chịu các bạo lực có thể coi là các hành vi “chữa trị” như ép buộc thay đổi cử chỉ, ngoại hình (62.9%), la mắng hoặc dùng bạo lực ngôn từ (60.2%), ngăn cấm các mối quan hệ bạn bè hay người yêu (53.8%) hay ép buộc phải kết hôn (24.3%).

(3) https://thuvien.lgbt/documents/co-phai-boi-vi-toi-la-lgbt-phan-biet-doi-xu-dua-tren-xu-huong-tinh-duc-va-ban-dang-gioi-tai-viet-nam

Các hành vi “chữa trị” người đồng tính, song tính và chuyển giới không đem lại các thay đổi lâu dài về xu hướng tính dục hay bản dạng giới, mà ngược lại, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm lý và thể chất cho người LGBTQ (4), (5).

(4) https://glaad.org/conversiontherapy/

(5) Chiến dịch Leave with Pride và phản hồi của Bộ Y Tế (Hướng dẫn 4132). Khuyến nghị (lấy luôn từ văn bản của MOH)

Previous
Previous

Luật tục trong Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Tri thức tộc người và Cách thức truyền thông cùng cộng đồng

Next
Next

Viện iSEE chia sẻ kết quả nghiên cứu: “Người dân tộc thiểu số di cư đến các thành phố lớn tại Việt Nam: Những thách thức trong quá trình hòa nhập"