Triển lãm ảnh Văn hóa của mình – Góp hồn cho phố

 

Ngày 01 tháng 08 năm 2013, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường iSEE kết hợp cùng Ban Thanh thiếu niên VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện sản xuất vòng thử thách 7 người của loạt chương trình “Siêu Thủ Lĩnh”. Đây là phiên bản mới dựa trên chương trình truyền hình thực tế ” Tuổi trẻ và tổ quốc” do VTV6 thực hiện.

Trong mỗi vòng chơi, các nhà lãnh đạo trẻ sẽ được chia thành các đội và làm việc với các tổ chức xã hội dân sự và trực tiếp tham gia vào các dự án của các tổ chức. Tại vòng thử thách 7 người, các thí sinh sẽ làm 2 đội thi đấu với nhau. “Đề thi” sẽ do iSEE đặt ra nhằm thử thách khả năng lãnh đạo của các thí sinh.Sau khi cân nhắc, iSEE quyết định thử thách các bạn bằng việc yêu cầu 2 nhóm thực hiện một triển lãm ảnh về đề tài người dân tộc thiểu số trong vòng 48h. Triển lãm mang tên “Văn hóa của mình – Góp hồn cho phố”  Các thí sinh được các cán bộ và chuyên gia của iSEE tập huấn về phương pháp photovoice để chụp ảnh và khai thác câu chuyện của các nhân vật. Nhân vật ở đây chính là những người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Lô Lô, Hmong, Dao… Những người này đang sống và làm việc tại Hà Nội, hàng ngày đóng góp cho bức tranh kinh tế và văn hóa muôn màu của thủ đô.

Qua triển lãm iSEE mong muốn đưa tới công chúng thêm một góc nhìn khác về Hà Nội, nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, cùng “góp hồn cho phố”, nơi mà mọi nền văn hóa đều được thể hiện, được biết tới như ông Lê Quang Bình, viện trưởng iSEE tâm niệm “Văn hóa là sự học hỏi, chia sẻ lẫn nhau, mỗi nền văn hóa đều có những ưu điểm và tính độc đáo riêng của nó, và đều xứng đáng được tôn vinh”.

Triển lãm đã diễn ra ngày 3/8/2013 trong một không gian mở tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Các bức ảnh độc đáo với những câu chuyện được kể bởi chính các nhân vật là người dân tộc thiểu số để lại ấn tượng khó quên cho người xem. Cảm xúc chung là sự khâm phục, trầm trồ về nét đẹp văn hóa người Tày (xem ảnh dưới), hay sự sáng tạo của cộng đồng người Thái trong việc đưa văn hóa của mình “sống” cùng đời sống Hà Nội. Xuyên suốt quá trình thực hiện triển lãm, các thí sinh “Siêu thủ lĩnh” đã có cơ hội để tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân tộc thiểu số tại Hà Nội, nhận thức  và trân trọng sự đa dạng văn hóa xung quanh ta.

iSEE hy vọng cuộc thi “Siêu Thủ Lĩnh” sẽ tạo cơ hội để những lãnh đạo tài năng trẻ tương lai có cơ hội thâm nhập vào đời sống nhân dân, hiểu rõ hơn về công việc phát triển và đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự, tích lũy kiến thức thực tế và kinh nghiệm để phục vụ xã hội mai sau. Chương trình “Siêu Thủ Lĩnh” cũng là cầu nối mang hình ảnh iSEE nói riêng và các tổ chức xã hội dân sự nói chung gần gũi hơn với người xem truyền hình và công chúng.

Một số hình ảnh của chương trình và triển lãm ảnh Văn hóa của mình – Góp hồn cho phố:

iSEE chào đón các thí sinh của “Siêu Thủ Lĩnh” tại văn phòng

iSEE chào đón các thí sinh của “Siêu Thủ Lĩnh” tại văn phòng

Viện trưởng Lê Quang Bình chia sẻ về quan điểm tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa của iSEE

Viện trưởng Lê Quang Bình chia sẻ về quan điểm tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa của iSEE

Giám đốc giáo dục cộng đồng Lương Minh Ngọc tập huấn cho các thí sinh về tiến trình làm photovoice (kể chuyện bằng hình ảnh)

Giám đốc giáo dục cộng đồng Lương Minh Ngọc tập huấn cho các thí sinh về tiến trình làm photovoice (kể chuyện bằng hình ảnh)

Viện trưởng Lê Quang Bình tuyên bố khạc triển lãm, sáng 3/8/2013, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Viện trưởng Lê Quang Bình tuyên bố khạc triển lãm, sáng 3/8/2013, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Chân dung người Thái tại Hà Nội

Chân dung người Thái tại Hà Nội

Thí sinh “Siêu thủ lĩnh” của đội (áo) Xanh thuyết minh về ảnh và câu chuyện cho người xem

Thí sinh “Siêu thủ lĩnh” của đội (áo) Xanh thuyết minh về ảnh và câu chuyện cho người xem

Thí sinh “Siêu thủ lĩnh” đội (áo) Cam thuyết minh về ảnh và câu chuyện cho khách xem

Thí sinh “Siêu thủ lĩnh” đội (áo) Cam thuyết minh về ảnh và câu chuyện cho khách xem

Văn hóa Thái giữa lòng thủ đô

Văn hóa Thái giữa lòng thủ đô

“Kèn lá là một nhạc cụ độc đáo của người dân tộc miền núi: chỉ với vài thao tác đơn giản với lá rừng, người Tày có thể tạo ra nó ở bất kỳ đâu. Những lúc rảnh rỗi, bác Thuấn thường dạy cho trẻ con thành phố cách làm và thổi kèn lá

“Kèn lá là một nhạc cụ độc đáo của người dân tộc miền núi: chỉ với vài thao tác đơn giản với lá rừng, người Tày có thể tạo ra nó ở bất kỳ đâu. Những lúc rảnh rỗi, bác Thuấn thường dạy cho trẻ con thành phố cách làm và thổi kèn lá

Nhà báo Tạ Bích Loan – Trưởng ban thanh thiếu niên VTV6, ông Lê Quang Bình – Viện trưởng iSEE, các chuyên gia từ iSEE, biên tập viên VTV6 và cá bạn thí sinh 2 đội Xanh và Cam chụp hình lưu niệm

Nhà báo Tạ Bích Loan – Trưởng ban thanh thiếu niên VTV6, ông Lê Quang Bình – Viện trưởng iSEE, các chuyên gia từ iSEE, biên tập viên VTV6 và cá bạn thí sinh 2 đội Xanh và Cam chụp hình lưu niệm


Previous
Previous

Ảnh hưởng của định kiến lên sức khỏe tâm trí của cộng đồng LGBT

Next
Next

Hiện thực hóa sự chủ động tham gia của người dân tộc thiểu số trong hoạt động phát triển