Yo4re – Góc nhìn khác – Chương trình hỗ trợ nghiên cứu dành cho những nhà hoạt động trẻ

 

Ấp ủ từ lâu mong muốn tạo ra một không gian nghiên cứu dành riêng cho những nhà hoạt động trẻ, chương trình Yo4re – Góc Nhìn Khác cũng đã ra đời với bước khởi đầu hỗ trợ nghiên cứu cho 4 đề án phát triển.

1-300x300.jpg

Dự án “Yo4re – Góc Nhìn Khác” sử dụng cách tiếp cận mới mẻ trong việc xây dựng năng lực cho những người hoạt động xã hội trẻ thông qua phương pháp đồng nghiên cứu. Tham gia vào dự án, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và công cụ để có được kỹ năng thực hiện các nghiên cứu ứng dụng nhằm chuẩn bị cho quá trình thiết kế dự án. Đây là cơ hội để bạn trải nghiệm quá trình xây dựng dự án xã hội hướng đến sự chuyên nghiệp và hiệu quả.

Dự án do tổ chức USAID tài trợ và triển khai bởi Viện iSEE với mong muốn đồng hành và hỗ trợ các cá nhân và các nhóm thanh niên thực hiện các đề xuất thay đổi xã hội của mình. Chương trình hướng tới những ý tưởng có tính ứng dụng cao thuộc phạm vi liên quan đến cộng đồng của chính cá nhân/nhóm đề xuất cũng như hướng tới mục tiêu phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

Sau 1 tháng nhận hồ sơ từ các nhóm dự án, Ban giám khảo Yo4re – Góc Nhìn Khác đã tuyển chọn được 8 hồ sơ dự án phù hợp và có triển vọng thực hành nhất để tiếp tục bước vào vòng Trình bày. Ngày 22/10/2018, 8 nhóm đã trình bày ý tưởng và kế hoạch dự án trước hội đồng ban giám khảo bao gồm 3 thành viên: PGS.TS. Nguyễn Trường Giang – giảng viên tại Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ThS. Nguyễn Thị Hương – Viện Phó iSEE, phụ trách mảng Nghiên Cứu, ThS. Lương Minh Ngọc – Viện Trưởng iSEE.

Chủ đề và cách tiếp cận của các đề xuất vô cùng đa dạng, từ “định kiến tích cực” hay “bức bối giới” của cộng đồng LGBT, mong muốn giáo dục, dạy nghề cho người khuyết tật cho đến những trăn trở về không gian sống, những nguồn nước, những cánh rừng của bà con dân tộc thiểu số.

Với tiêu chí lựa chọn ưu tiên sự sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế và mức độ ảnh hưởng đối với cộng đồng, 4 đề xuất đã được lựa chọn để phát triển nghiên cứu đầu vào dưới sự hỗ trợ về tài chính và chuyên môn từ iSEE và USAID.

Để thực hiện nghiên cứu, mỗi nhóm sẽ có một nghiên cứu viên đồng hành trong suốt thời gian thực hiện từ thu thập mẫu ở địa phương đến phân tích và thực hiện báo cáo. Đồng thời, trong thời gian thực hiện, các nhóm cũng sẽ được tham gia tập huấn cùng các chuyên gia về phương pháp nghiên cứu, các phát triển đề xuất, phương pháp tổ chức và tiếp cận nhóm/ cộng đồng.

Chị Phạm Quỳnh Phương – tập huấn viên của chương trình giới thiệu cho các bạn về phương pháp tiếp cận nhân học

Chị Phạm Quỳnh Phương – tập huấn viên của chương trình giới thiệu cho các bạn về phương pháp tiếp cận nhân học

Nhóm thí sinh trao đổi với tập huấn viên về phương pháp tiếp cận nhân học trong nghiên cứu

Nhóm thí sinh trao đổi với tập huấn viên về phương pháp tiếp cận nhân học trong nghiên cứu

Dự kiến, kết quả nghiên cứu của 4 dự án sẽ được công bố vào giữa tháng 3/2019.


Previous
Previous

Hãy nói với người bên cạnh: “17/5 là ngày IDAHOT”

Next
Next

Tọa đàm chính sách “8 tiếng công bằng”