CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG

“KHI TÔI LÀ TÔI - WHEN I’M MYSELF”

Trong tiến trình hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới tại Việt Nam, các đối thoại xã hội giữa các bên liên quan là vô cùng quan trọng khi chính những đối thoại này là chìa khóa mở ra những thay đổi to lớn trong cả tiến trình, đặc biệt tại các tỉnh thành ngoài các thành phố lớn. Trong đó, một trong số các tổ chức tiêu biểu trong việc vận động các đối thoại xã hội và chính sách năm 2022 phải kể đến Gót Hồng Đà Nẵngchiến dịch truyền thông “Khi tôi là tôi - When I’m myself”.

Ảnh: Buổi chia sẻ kiến thức về LGBT tại địa phương

Về Gót Hồng Đà Nẵng, nhóm hiện đang hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: Vận động chính sách - Nhóm đã và đang tích cực tham gia các tập huấn về vận động chính sách, đồng thời tổ chức các buổi đối thoại giữa các bên chính quyền về chuyên đề LGBTIQ+ tại địa phương; Truyền thông cộng đồng - Bên cạnh các hoạt động truyền thông online, nhóm đã tổ chức thành công một số chương trình offline như chương trình offline với chủ đề: “Kỳ thị đồng tính, chuyển giới – Vấn đề và giải pháp”; Truyền thông về dự phòng sớm và các dịch vụ liên quan đến HIV - Từ năm 2019 - 2021, nhóm đã tiếp cận và chăm sóc 435 cá nhân thuộc cộng đồng LGBT tại Đà Nẵng.

Facebook

Chiến dịch truyền thông “Khi tôi là tôi -  When I’m myself” bao gồm chuỗi webinar với chủ đề “Tôi Đồng Ý” bao gồm 03 cuộc thảo luận trực tiếp và 3 cuộc hội thảo trực tiếp với chủ đề “Tôi là ai - Who I am?”, hướng tới 3 nhóm đối tượng chính: chính quyền địa phương, cơ sở giáo dục cha mẹ có con em là người LGBTIQ+.

Ảnh: Hình ảnh chụp các thành viên tham gia biểu diễn trong buổi offline

Mỗi cuộc trò chuyện với các nhóm đối tượng khác nhau là cơ hội để lắng nghe quan điểm của chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục và cha mẹ có con em là người LGBTIQ+ về thực trạng của người LGBTIQ+ tại địa phương, cũng như quan điểm của mỗi bên về hôn nhân cùng giới. Đồng thời, sự tham gia của cộng đồng LGBT trong mỗi cuộc thảo luận mở ra những đối thoại trực tiếp, để các bên lắng nghe những chia sẻ và nhu cầu thực chất của cộng đồng. 

Ảnh: Buổi chia sẻ kiến thức về LGBT tại địa phương

Đặc biệt, trong 3 buổi chia sẻ offline, các nội dung về SOGIE được lồng ghép, gắn chặt với mỗi nhóm đối tượng thảo luận và bối cảnh hiện nay tại địa phương: Các vấn đề về chính sách thiếu nhạy cảm về SOGIE và thực tế; Kiến thức, sự ủng hộ về SOGIE và mối liên hệ với gia đình; Tác động giữa việc thiếu nhận thức về SOGIE và kỳ thị phân biệt đối xử tới học sinh.

Dự án là nỗ lực không ngừng nghỉ của nhóm dự án và sự hỗ trợ quan trọng từ CDC Đà Nẵng trong việc kêu gọi và tăng cường sự tham gia của các cơ quan nhà nước, cũng như nhóm phụ huynh có con là người LGBTIQ+, đồng thời là cơ hội để nhìn nhận lại những vấn đề thực của người LGBTIQ+ tại địa phương, tạo tiền đề cho những thảo luận sâu hơn trong quá trình vận động cho việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới tại Việt Nam.