Để những câu chuyện được đi xa, sâu và lâu hơn - Let the stories go deeper, further and longer
(English below)
Sử dụng các câu chuyện là một công cụ quan trọng trong các hoạt động xã hội, đặc biệt là trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng đối với cộng đồng LGBTI. Từ các nguồn thông tin như bài báo, sách, chương trình truyền hình và các dự án nghệ thuật đến nghiên cứu và các chương trình vận động xã hội, các câu chuyện được viết bởi, vì và về trải nghiệm của cộng đồng LGBTI đang dần trở nên phổ biến. Tập huấn “Người đưa chuyện” đã ra đời để tìm hiểu lý do và cách thức để làm tốt hơn trong công việc đưa những câu chuyện của cộng đồng đi xa, đi lâu và đi sâu hơn nữa.
Tập huấn diễn ra với sự tham gia đa dạng từ các bạn trong cộng đồng, từ nhiều vùng miền khác nhau trên khắp cả nước, từ Hà Nội, Thái Bình, Điện Biên, cho tới Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Quy Nhơn, với những điều quan tâm và nét văn hóa khác nhau.
NHỮNG CÂU CHUYỆN BỞI, VÌ VÀ VỀ CỘNG ĐỒNG LGBTI+
Xuyên suốt tập huấn, chúng mình cùng nhau nhận ra kể chuyện là một trong những cách thức thuyết phục và kêu gọi hành động một cách hiệu quả nhất. Từ thông điệp đằng sau cái tên của mỗi người tới những trải nghiệm sống đa dạng và phong phú, mỗi người đều có sẵn rất nhiều câu chuyện và khả năng kể chuyện nhất định, bằng cách này hay cách khác. Ở bối cảnh rộng lớn hơn, trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, những tự sự về cộng đồng LGBTI+ tại Việt Nam có rất nhiều thay đổi đáng chú ý, một phần lớn bởi đã có những tiếng nói được cất lên bởi, vì và về chính những người LGBTI+, bởi lẽ “trong đời sống công, mình không kể chuyện mình thì người khác sẽ kể thay mình.”
Trong buổi tập huấn, thông qua việc thực hành đóng kịch, kể chuyện và làm việc nhóm, người tham gia đã có cơ hội trải nghiệm và thực hành kỹ năng cần thiết để truyền đạt thông điệp của câu chuyện một cách hiệu quả. Buổi tập huấn đầu tiên đã kết thúc với sự nảy sinh của các câu hỏi và băn khoăn về đạo đức và kỹ năng cần thiết trong việc phỏng vấn, mà sẽ được thảo luận rõ hơn trong buổi tập huấn tiếp theo với sự hướng dẫn của Ths Vũ Thành Long.
“Người phỏng vấn và người trả lời có thể có những khác biệt về văn hóa và tôn giáo, nhưng khi tiếp cận phỏng vấn, người phỏng vấn lại có những cách nói và hành xử không tôn trọng văn hóa, tôn giáo của người được phỏng vấn”, đó là một trong vô số những thắc mắc và suy tư mà Phương Vũ, cũng như các bạn học viên khác của Khóa tập huấn “Người đưa chuyện”, đã đưa ra trong ngày 02 để cùng nhau suy ngẫm và thảo luận.
Ngày thứ hai của Khóa tập huấn “Người đưa chuyện” tập trung vào các nội dung về những kỹ năng tạo lập bảng hỏi, kỹ năng thực hiện phỏng vấn và xây dựng câu chuyện, các cân nhắc đạo đức phỏng vấn, và kiểm soát rủi ro.
Tuy nhiên, điểm nổi bật và đáng nhớ nhất của buổi tập huấn nằm ở các chia sẻ phản tư về những trải nghiệm cá nhân khi thực hiện phỏng vấn cộng đồng và các phiên thảo luận nhóm với các chủ đề đa dạng từ các bạn học viên.
“LUÔN ĐẶT ĐẠO ĐỨC LÊN TRÊN CÁC MỤC ĐÍCH THU THẬP”
Rất nhiều các tình huống liên quan tới đạo đức đã được các bạn chia sẻ để cùng thảo luận và đưa ra hướng giải quyết như: khác biệt về văn hóa, tôn giáo, người được phỏng vấn mất niềm tin với người phỏng vấn và tổ chức phỏng vấn, người trả lời hoảng loạn hoặc cảm thấy bị tấn công, hoặc phỏng vấn viên bị tấn công (do cố ý hoặc như một cách kháng cự từ người được phỏng vấn) và các phương thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi cảm thấy bị đe dọa, v.v.
“Chẳng hạn như trong câu chuyện của người trả lời, họ là người gây ra những xâm hại đến người khác (người thứ ba) thì ‘đạo đức’ được cân nhắc ở đây sẽ được xử lý và thỏa hiệp như thế nào?” - Một ví dụ về các câu hỏi tình huống được các bạn tập huấn viên đặt ra thảo luận.
Về vấn đề này, nhiều cách giải quyết được đề xuất. Ví dụ như, nếu cảm thấy không thoải mái và quá sức chịu đựng, người phỏng vấn có thể chọn cách dừng cuộc phỏng và thông báo rõ với người trả lời về các mục đích mà những thông tin chia sẻ sẽ hoặc sẽ không được sử dụng vào. Ở viễn cảnh khác, phỏng vấn viên có thể chọn cách tiếp tục buổi phỏng vấn và tìm kiếm hỗ trợ hậu phỏng vấn, để đảm bảo sự tôn trọng đối với người được phỏng vấn và các thông tin được chia sẻ.
THỰC HÀNH XÂY DỰNG VÀ MÔ PHỎNG PHỎNG VẤN CÂU CHUYỆN
Xuyên suốt ngày tập huấn 02 với các phiên thảo luận đan xen, các bạn học viên được chia thành những nhóm nhỏ để cùng nhau thảo luận và xây dựng một buổi phỏng vấn câu chuyện cộng đồng về các chủ đề khác nhau. Điều đặc biệt của những nhóm thảo luận nằm ở sự đa dạng trong các vấn đề được các bạn quan tâm, giúp cho các chủ đề bàn luận được nhìn nhận dưới những góc độ đa chiều, liên đới, như: hôn nhân cùng giới theo quan điểm của cha mẹ dân tộc thiểu số có con là người LGBTI, hôn nhân cùng giới giữa người chuyển giới và người hợp giới, vấn đề pháp lý giữa các cặp đôi cùng giới, hay các vấn đề về sức khỏe của người LGBTI như sức khỏe tinh thần hoặc việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc định giới, và các chủ đề câu chuyện về LGBTI ở các không gian chính trị - xã hội khác như văn hóa - nghệ thuật, lao động không chính thức, môi trường học đường, v.v.
Việc thực hành thảo luận và phỏng vấn mô phỏng giúp các tập huấn viên có thể hình dung rõ hơn các vấn đề, tình huống và các hướng giải quyết phù hợp khi chuẩn bị và tiến hành việc thu thập dữ liệu câu chuyện cộng đồng dưới hình thức phỏng vấn.
Tuy nhiên, việc phỏng vấn là sự gặp gỡ và trao đổi giữa những con người với các hình thái khác nhau của sự nghĩ và lối nghĩ, nên những thảo luận trong (các) buổi tập huấn chắc hẳn sẽ chưa thể vạch rõ hết các hình thái của những điều sẽ diễn ra trong các cuộc trò chuyện. Nội dung của ngày 02, cũng như của toàn Khóa tập huấn, nhằm giúp cho người tham gia có được những sự chuẩn bị và những công cụ cần thiết khi tham gia vào quá trình thu thập các dữ liệu câu chuyện cộng đồng trong các tiến trình hoạt động xã hội.
***
Using stories is an important tool in social activism, especially in advocating for the understanding of and respect for the LGBTI community. From information sources such as articles, books, television shows, and art projects to research and social advocacy programs, stories written by, for, and about the experiences of the LGBTI community are gradually becoming popular. The “Người đưa chuyện” (Story conductor) training course was created to learn why and how to do a better job of bringing community stories deeper, longer, and further.
The training had diverse participation from different parts of the community, with various interests and cultural backgrounds, from many different regions across Vietnam, from Hà Nội, Thái Bình, and Điện Biên, to HCM City, Vĩnh Long, Cần Thơ, and Quy Nhơn.
STORIES BY, FOR, AND ABOUT THE LGBTI COMMUNITY
Throughout the training, we together realized that storytelling is one of the most effective ways to persuade and call for action. From the message behind each person's name to the rich and varied life experiences, each person has many stories and certain storytelling abilities, one way or another.
In the broader context, in the past two decades, narratives about the LGBTI+ community in Vietnam have had many notable changes, in large part. There have been voices raised by, for, and about LGBTI people themselves, because “in public life, if we don't tell our story, someone else will do it.”
During the training sessions, through roleplaying, storytelling, and group discussions, participants had the opportunity to experience and practice the skills necessary to effectively convey the message of the story. The first training session ended with questions and concerns arising about the ethics and skills needed in interviewing, which will be discussed further in the next training session with the guidance of facilitator Vũ Thành Long.
“The interviewer and the interviewee may have come from different cultural and religious backgrounds, but when approaching the interview, the interviewer might speak out of turn or behave in ways that are considered disrespectful to the interviewee.” This is one of the many questions and thoughts that Phương Vũ, as well as other trainees, had raised on the second day of the story telling and collection training course “Người đưa chuyện” (Story conductor).
The 2nd day of the training course focused on the skills needed for constructing the questionnaire, interviewing skills and story building, ethical considerations, and risk management.
The highlighted and most memorable moments of the training session were the reflective sharing of the participant’s personal experiences with collecting stories through interviews and the group discussions they had with a diverse amount of topics.
“ALWAYS PUT ETHICAL CONSIDERATIONS ABOVE INTERVIEW PURPOSES”
The matter of ensuring interview ethics for both interviewees and interviewers was one of the focuses discussed in depth throughout the whole course of Day 02.
Many situations related to interview ethics were raised by the trainees such as: differences in culture and religion, the interviewee losing trust in the interviewer and the interviewer's organization, the respondent panicking or feeling attacked, or when the interviewer is being attacked (either intentionally or as a defense mechanism by the interviewee), and ways to seek support when feeling threatened, etc.
An instance of questions raised and discussed by the trainers:
“For example, in the respondent's story, they are the perpetrator causing harm to others (third persons), how will the ‘ethics’ considered here be handled and compromised?”
Regarding this issue, many solutions were proposed. For example, if the conductor of the interview feels uncomfortable and overwhelmed, they can choose to stop the interview and clearly inform the interviewed about the purposes for which the shared information will or will not be used. In another scenario, the interviewer may choose to continue the interview and seek post-interview support, to ensure respect for the interviewee and the information shared.
INTERVIEW PREPARING AND CONDUCTING PRACTICE
“When practicing, it helps me to see many problems. However, since it is just a simulation, it may not be possible to see everything clearly.” - Sharing from Anh Thư about the practice sessions, when recapping the contents of Day 02.
Throughout the course of Day 02 training sessions, participants were divided into small groups to discuss together and build an interview on different topics. The special thing about the discussion groups lay in the diversity of the interested aspects, helping the discussion topics to be viewed from intersectional perspectives, such as: same-sex marriage from the views of ethnic minority parents with LGBTI children, same-sex marriage between transgender and cisgender people, legal issues between same-sex couples, or health issues of LGBTI people such as mental health or access to gender-affirming care services, and LGBTI story topics in other socio-political spaces such as culture - arts, informal labor, school environment, etc.
Discussions and simulated interviews helped trainees better visualize some situations and appropriate solutions when preparing and conducting community story data collection through in-depth interviews.
However, interviewing is an exchange between people with different backgrounds and ways of life, so the discussions in the training session(s) were certainly not able to outline all the scenarios of what could happen in interviews. The content of Day 02, as well as the entire training course, was to help participants have the necessary preparation and tools when participating in the process of collecting community story data in relevant works for the momentum of social movements.