
Khi con người cho mình nắm chân lý tuyệt đối, họ sẽ đàn áp các tư tưởng khác. Khi con người cho rằng mình biết hết, họ sẽ không chấp nhận những ý kiến trái chiều. Khi con người lấy mình làm trung tâm, họ sẽ coi thường những người khác không giống mình. Khi đó, con người không khoan dung với những khác biệt, dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí tàn sát lẫn nhau trong lịch sử.
Khoan dung là một giá trị nhân bản, giúp con người biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Khoan dung giúp con người tự do, dám thể hiện mình, và tham gia tốt hơn vào hoạt động xã hội. Tuy nhiên, khoan dung không phải tự nhiên mà có, nó là quá trình học tập, phấn đấu và rèn luyện.
Tuần lễ “Tư tế +” tổ chức một buổi tọa đàm về chủ đề “Tử tế và Khoan dung”, thảo luận về sự khoan dung của những giá trị truyền thống và hiện đại trong xã hội Việt Nam, đặc biệt với sự khác biệt, với những nhóm thiểu số thiệt thòi như người khuyết tật, phụ nữ, người đồng tính, song tính và chuyển giới, người có HIV, người di cư. Buổi tọa đàm cũng là cơ hội khám phá và gợi ý cho việc thúc đẩy giá trị khoan dung thông qua giáo dục, truyền thông báo chí, và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.
Thời gian: 9h – 12h ngày 16/9
Bà Nguyễn Thị Lan Anh – Giám đốc Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC), bảo vệ quyền của người khuyết tật ở Việt Nam.